Bị tiểu đường type 2 uống thuốc gì?

Bệnh đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể vẫn có khả năng sản xuất insulin, nhưng lượng insulin này không đủ hoặc các tế bào không thể sử dụng insulin hiệu quả. Người mắc tiểu đường type 2 không cần tiêm insulin từ bên ngoài như ở type I, nhưng cần dùng các loại thuốc để giảm mức glucose trong máu. Vậy chi tiết thì Bị tiểu đường type 2 uống thuốc gì? Cùng VGX tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Cơ chế bệnh sinh của tiểu đường

Hệ tiêu hóa của con người chuyển hóa một phần lớn thức ăn thành glucose, một loại đường. Glucose sau đó được hấp thụ vào máu và đi vào các tế bào để tạo năng lượng. Insulin, một hormone do tuyến tụy tiết ra, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lượng đường trong máu.

Insulin hoạt động như một chiếc chìa khóa mở cửa cho glucose từ máu vào tế bào, nơi nó được sử dụng để sản sinh năng lượng. Khi hệ thống này hoạt động bình thường, glucose trong máu được insulin đưa vào tế bào, giúp giảm đường huyết và cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Tuy nhiên, ở những người mắc đái tháo đường, hệ thống này không còn hoạt động hiệu quả. Tuyến tụy có thể không sản xuất đủ insulin (đái tháo đường type I) hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả để đưa glucose vào tế bào (type II). Kết quả là, glucose không thể vào tế bào và tích tụ trong máu, gây ra tình trạng tăng đường huyết và dẫn đến bệnh đái tháo đường.

Khi mức đường huyết vượt quá ngưỡng nhất định, thận không thể giữ lại glucose, dẫn đến việc thải ra ngoài qua nước tiểu. Bệnh nhân tiểu đường sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời.

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường type II

Bị tiểu đường type 2 uống thuốc gì?
Tiểu đường type 2 cần uống thuốc gì

Dựa trên cơ chế bệnh sinh, việc điều trị đái tháo đường type 1 chủ yếu dựa vào insulin tiêm, do tuyến tụy không thể sản xuất insulin, và không sử dụng thuốc uống, khác với tiểu đường type II. Đái tháo đường type 2 là loại phổ biến nhất, chiếm khoảng 90% tổng số ca bệnh. Sử dụng thuốc hạ đường máu dạng viên là một trong những phương pháp chính để kiểm soát bệnh này. Dưới đây là một số đặc điểm của các loại thuốc hạ đường huyết dùng trong điều trị đái tháo đường:

Thuốc viên điều trị tiểu đường không chứa insulin, chỉ dùng cho bệnh nhân type 2. Thuốc thường được chỉ định khi bệnh nhân đã tuân thủ chế độ ăn uống và tập luyện nhưng vẫn không kiểm soát được đường huyết. Các nhóm thuốc điều trị hiện nay bao gồm:

  • Nhóm Sulfonylurea
  • Nhóm Biguanid
  • Nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase
  • Nhóm Thiazolidinedione (pioglitazone, rosiglitazone)
  • Meglitinides
  • Nhóm thuốc ức chế DPP4 (ức chế men DiPeptidyl Peptidase 4)
  • Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1
  • Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

Nhóm Sulfonylurea

  • Các loại thuốc: Acetohexamide, Chlorpropamide, Glimepiride, Gliclazide, Glipizide, Glyburide, Tolazamide, Tolbutamide.
  • Cơ chế: Kích thích tụy tiết insulin, cải thiện việc sử dụng insulin của cơ thể, ức chế gan giải phóng glucose.
  • Ưu điểm: Sử dụng lâu dài, giảm nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.
  • Nhược điểm: Gây hạ đường huyết, tăng cân.

Nhóm Biguanid

  • Thuốc: Metformin (duy nhất tại Hoa Kỳ).
  • Cơ chế: Ức chế gan giải phóng glucose, cải thiện sử dụng insulin.
  • Ưu điểm: Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn độc, không thay đổi cân nặng hoặc giảm cân, giảm LDL-cholesterol, triglycerides, nguy cơ tim mạch và tử vong.
  • Nhược điểm: Chống chỉ định ở bệnh nhân suy thận, gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm acid lactic.

Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase

  • Thuốc: Acarbose, Glyset.
  • Cơ chế: Ức chế phân hóa carbohydrate thành glucose ở ruột, chậm hấp thu glucose vào máu.
  • Ưu điểm: Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn, giảm glucose huyết sau ăn.
  • Nhược điểm: Gây rối loạn tiêu hóa, không dùng cho bệnh nhân mắc bệnh đường ruột.

Nhóm Thiazolidinedione

  • Thuốc: Pioglitazone (Rosiglitazone không dùng do nguy cơ tim mạch).
  • Cơ chế: Kích thích cơ bắp sử dụng insulin, giảm giải phóng glucose từ gan.
  • Ưu điểm: Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn, giảm triglycerides, tăng HDL-cholesterol.
  • Nhược điểm: Gây tăng cân, phù/suy tim, dễ gãy xương, tổn thương gan.

Meglitinide

  • Thuốc: Repaglinide.
  • Cơ chế: Kích thích tế bào beta tiết insulin, tác dụng nhanh hơn sulfonylureas.
  • Ưu điểm: Giảm đường huyết sau ăn.
  • Nhược điểm: Gây tăng cân, hạ đường huyết, cần dùng nhiều lần.

Thuốc ức chế men DPP-4

  • Thuốc: Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin, Linagliptin.
  • Cơ chế: Ức chế men DPP-4, tăng GLP-1, giảm đường huyết.
  • Ưu điểm: Không gây hạ đường huyết khi dùng đơn, dung nạp tốt.
  • Nhược điểm: Có thể gây dị ứng, ngứa, phù, viêm.

Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

  • Thuốc: Liraglutide, Exenatide, Semaglutide.
  • Cơ chế: Tăng tiết insulin khi glucose máu tăng, ức chế glucagon, giảm cảm giác thèm ăn.
  • Ưu điểm: Giảm glucose huyết sau ăn, giảm cân, ít gây hạ đường huyết, giảm tỷ lệ tử vong tim mạch.
  • Nhược điểm: Gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp.

Nhóm ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

  • Thuốc: Dapagliflozin, Canagliflozin.
  • Cơ chế: Ức chế kênh SGLT2, tăng thải glucose qua niệu, giảm cân, giảm huyết áp.
  • Nhược điểm: Gây nhiễm nấm đường niệu dục, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid.

>>> Xem thêm: Chế độ ăn kiêng cho người mắc bệnh tiểu đường type 2

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *